Sư trì bình khất thực và cách phân biệt thật giả

Sư trì bình khất thực và cách phân biệt thật giả

Đây là việc làm giúp các nhà sư nuôi dưỡng bản thân (vì chỉ có chuyên lo tu tập) nhưng bên cạnh đó mỗi lần đi là một lần kết duyên lành và đem lại sự an lạc đến chúng sinh.

Sư trì bình khất thực và cách phân biệt thật giả

Trong lịch sử Phật giáo có hình ảnh Đức Phật cùng Tăng đoàn của Ngài cứ mỗi sáng lại ôm bình bát đi khất thực tại các nẻo đường trong xứ Ấn Độ. Đây là việc làm giúp các nhà sư nuôi dưỡng bản thân (vì chỉ có chuyên lo tu tập) nhưng bên cạnh đó mỗi lần đi là một lần kết duyên lành và đem lại sự an lạc đến chúng sinh.

Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ tại Việt Nam được coi là hệ phái trú trọng về pháp tu này, nó nằm trong Tứ Y pháp (người tu phải tiết chế trong 4 điều: ăn, mặc, ở, bệnh) cho nên đa phần những nhà sư ôm bát trì bình trên các nẻo đường đa số là tu tập theo truyền thống Khất Sĩ.

Khất thực là yếu tố quan trọng trong việc duy trì và truyền bá chánh pháp, thể hiện tinh thần hòa hợp giữa Tăng đoàn và xã hội, hình ảnh nhà tu được gần gũi thân thiện hơn với mọi người, không phân biệt tầng lớp giai cấp, chính trị mà tất cả nhà sư đều chỉ mang một bình bát và đắp cùng màu y, trong tinh thần bình đẳng hòa hợp.

Thông qua việc khất thực của các sư, cũng nhằm tạo cơ hội cho mọi người biết loại bỏ tâm ích kỷ cá nhân, được duyên lành nghe Phật thuyết pháp mà thực hành để hướng đến sự an lạc. Không chỉ Đức Phật Thích ca mới làm như vậy, mà ba đời chư Phật đều thực hành pháp này để giáo hóa chúng sinh.

Việc trì bình khất thực là nét đẹp của các sư của Phật giáo, nhưng trong thực tế thì nạn sư giả xin tiền lại phát triển một cách nhanh chóng, lợi dụng lòng tin của mọi người đối với Phật pháp, mà cải trang thành những nhà sư, ôm bát đi khắp mọi nơi để nhận tiền cúng dường của Phật tử.

Điều này đã gây ảnh hưởng to lớn đến nét đẹp của Phật giáo trong lòng người dân, trước hình ảnh thô tháo, thiếu oai nghi, đạo hạnh.

Trì Bình Khất Thực

Vậy làm sao để phân biệt  ?

1 Về hình thức :

Nhà sư trì bình khất thực không được đội mũ, mang dép, chống gậy, che dù, nhận tiền. T

Nhà sư  khất thực chỉ nhận  thực phẩm (chay – truyền thống Hệ phái Khất Sĩ) đã được nấu chín, và có thể dùng trong ngày, ví dụ: Chỉ nhận cơm chứ không được nhận gạo, tiền , vàng . hay vật chất lưu trữ khác.

Không được nhìn hai bên, ngó mặt thí chủ, hoặc nói chuyện năm sáu câu.
Nhà sư phải mặc đúng 3 Y, bao gồm: Y thượng, Y trung, Y hạ. Ngoài ra không được mặc quần áo không đúng sắc phục của người Khất Sĩ.

Bát đi trì bình phải là bát đen được làm bằng đất, gỗ luôn được đậy kín bởi 1 nắp bằng nhôm trắng hoặc bạc chỉ mở ra khi được người dân cho thức ăn thực phẩm… không được mang thau nhôm, mũ nón…

Các sư khất thực chỉ đi từ sáng sớm đến trước 13h (1h trưa) . ngoài giờ này còn khất thực là sư giả

2 Về giất tờ tùy thân :

Những kẻ giả danh không có 3 loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận tăng ni, giấy chứng điệp thụ giới, giấy chứng điệp kết hạn an cư. Ở nước ta, Phật giáo chỉ có một phái khất thực (trong phía Nam). Từ Quảng Bình trở ra phía bắc, hầu như không có nhà sư nào đi khất thực. Nếu có, phải được Thường trực Ban trị sự Tỉnh hội, Thành hội Phật giáo cho phép bằng một giấy chứng nhận..
 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *