Nguồn gốc của 12 Cung Hoàng đạo

Nguồn gốc của 12 Cung Hoàng đạo

vì sao lại có 12 cung hoàng đạo ? Những điều chưa biết về 12 cung hoàng đạo

Nguồn gốc của 12 Cung Hoàng đạo

Bắt nguồn từ thiên văn học
Qua quan sát bầu trời, người cổ đại đã tưởng tượng ra các hình ảnh từ hình nối của các ngôi sao sáng lại với nhau, tạo thành các chòm sao trên bầu trời. Ở Hy Lạp, Ptolemy đã tổng kết được 48 chòm sao ứng với các nhân vật chủ yếu gắn với Thần thoại Hy Lạp. Tuy nhiên, các chòm sao lúc đó chỉ là những hình tưởng tượng và không hề có một ý nghĩa khoa học nào.
Để tính lịch trong một năm, các nhà thiên văn học cổ đại (đồng thời là các nhà chiêm tinh học) đã chia Hoàng đới ra làm 12 phần bằng nhau gọi là 12 cung hoàng đạo tính từ điểm Xuân phân (điểm trên Hoàng đạo mà Mặt trời đi tới vào ngày Xuân phân). Như vậy mỗi tháng sẽ ứng với một cung. Các cung hoàng đạo được gọi theo tên chòm sao nằm trên hoặc gần nhất phần đường Hoàng đạo của cung đó. Vào thời điểm gần 3000 năm trước, điểm Xuân phân nằm ở gần chòm sao Bạch Dương (Aries) cho nên nó cũng là cung hoàng đạo đầu tiên.

Có đến 13 cung hoàng đạo ?

Đến năm 1922, Hiệp hội thiên văn học quốc tế IAU đã thống nhất quy ước 88 chòm sao hiện đại dựa trên cơ sở của các chòm sao truyền thống. Các chòm sao từ đây được hiểu theo nghĩa là những “phần bầu trời” với các đường ranh giới xác định với nhau giống như các quốc gia trên Trái đất, che kín toàn bộ bầu trời. Như vậy các chòm sao đã mang ý nghĩa khoa học trong việc định vị một điểm nào đó trên bầu trời. Theo đó, có 13 chòm sao bị đường Hoàng đạo cắt qua, trở thành 13 chòm sao hoàng đạo.
12 cung hoàng đạo đã được mang tên các chòm sao hoàng đạo tương ứng, nhưng còn dư ra một chòm sao thứ 13, không được đặt làm tên của cung nào. Đó là chòm sao Người mang rắn (Xà Phu). Đó là do chòm sao này sau khi được IAU phân chia, có một phần được đường Hoàng đạo cắt qua, nhưng từ xưa nó vốn không được coi là chòm sao đại diện cho một cung hoàng đạo.

Cung hoàng đạo ngày nay
Cung hoàng đạo từ lâu đã không được sử dụng vào các mục đích lớn nào khác ngoài việc dự đoán của chiêm tinh học. Theo đó, cung hoàng đạo của một người là cung hoàng đạo mà Mặt trời đi qua vào thời gian người đó sinh ra trong năm. Tuy vậy, như đã nói ở trên, có thể thời điểm bạn sinh ra thuộc cung hoàng đạo này, nhưng Mặt trời lại đang đi qua chòm sao của cung bên cạnh, do thời gian đi qua các chòm sao hoàng đạo không đều nhau như đi qua các cung hoàng đạo.
Ngoài ra, do hiện tượng tiến động, trục Trái đất thay đổi, điểm Xuân phân qua đó cũng bị lệch đi. Đến nay đã trải qua gần 3000 năm, điểm Xuân phân đã chuyển từ chòm sao Bạch Dương sang chòm sao Song Ngư. Nếu theo cách xác định cung hoàng đạo như người cổ đại (chia Hoàng đới làm 12 phần bằng nhau tính từ điểm Xuân phân) thì các cung hoàng đạo hiện nay sẽ bị lệch đi khoảng 35 ngày (hơn 1 tháng), tức là hơn 1 cung. Nhưng các nhà chiêm tinh không quan tâm tới điều này, khung thời gian của các cung hoàng đạo đã được cố định hàng ngàn năm nay, thật khó có thể thay đổi từng chút một theo mỗi năm chứ chưa nói đến chuyện chuyển đổi cùng một lúc tới 35 ngày.

Hiện tượng tiến động làm điểm Xuân phân thay đổi dần theo thời gian từ thời Cổ đại đến nay

Như vậy, sự tách rời chiêm tinh học khỏi xuất phát điểm là việc quan sát bầu trời đã làm các cung hoàng đạo mất đi ý nghĩa ban đầu trong việc tính lịch. Khung thời gian của 12 cung hoàng đạo đã được cố định trong các sách vở thư tịch cổ xưa và truyền lại cho đến ngày nay. Các cung chỉ còn có ý nghĩa trong việc bói toán, trong các mô hình trên mà thôi, giờ không còn chính xác như trong bầu trời thực tế hiện tại nữa. Điều này đặt một dấu hỏi lớn về cơ sở khoa học của các dự đoán chiêm tinh học đang rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lớp trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *